English
Author: Vien Thong
EVFTA may contribute an average of 0.1% to real GDP growth each year, but to benefit more, Vietnam needs to upgrade its supply chain.
On June 8, the National Assembly ratified the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA). HSBC believed that it will open a new chapter for Vietnam in the extensive partnership between Asia’s fastest growing economy and the world’s largest trading bloc.
The EU market, with a GDP of US $ 15,000 billion, is Vietnam’s second largest exporter. HSBC Vietnam predicts that this position will improve once EVFTA takes effect and start the process of eliminating 99% of tariffs on goods.
According to HSBC’s calculations, the benefits that EVFTA brings to Vietnam’s economic growth are enormous. These banking experts expect the agreement can contribute an average of 0.1% to real GDP growth each year (ranging from 0-0.3%) only thanks to positive trade impacts. “We think that textiles and footwear will be the biggest beneficiaries, as the tax on this region is at its highest,” the expert team predicted.
In 2019, Vietnam exported more than US $ 9 billion of textiles and footwear to the EU with a weighted average tariff of 9%. However, the agreement came into force soon when the global supply chain was under unprecedented pressure from increased trans-Pacific trade tensions and the impact of Covid-19, which made it possible to benefit. may affect.
However, overall, experts believe that EVFTA executes when economic difficulties are even more valuable. “Now, in the context of global trade wars and pandemics disrupting normal business activities on an unprecedented scale, the implementation of the EVFTA Agreement is more important than ever,” he said. Nicolas Audier, President of EuroCham said.
At the same time, Mr. Nicolas Audier also said that EVFTA will open a new era with increasing trade and investment, starting the process of eliminating nearly 99% of tariff lines and trade barriers within the next ten years. The agreement will also open new markets for European investment and innovation, while promoting sustainable development in Vietnam.
Earlier, in late February 2020, when Covid-19 was at its peak and many businesses were affected by supply chain disruptions from China, economist Le Dang Doanh also said that the pandemic was a time. Thinking about further diversifying the markets. In particular, Europe, with EVFTA is worth considering.
EVFTA, on the one hand, creates new opportunities and protects Vietnamese exporters, but to take full advantage of this opportunity, according to HSBC, it needs to reform and redesign the supply chains. Taking an example of the most expected sector of textiles and garments, HSBC said that the products of many businesses in this sector have not yet reached the rate of domestic raw materials that meet the EU’s standard.
“Governments and businesses need to work together to expand the domestic textile industry, including the production of inputs instead of imports from other countries, if we want to take full advantage of the agreement.“recommended expert HSBC group.
In addition, in order for businesses to realize their potential in the global supply chain, the Government needs to support the industry to apply global standards; guide enterprises on the new legal framework, Vietnam’s commitments in EVFTA, such as commitments on environment, protection of intellectual property and origin …
Currently, Vietnam has several advantages, including being considered one of the contingency plans when multinational companies are forced to change their supply chains due to trade tensions. Effective control of the pandemic also enhances Vietnam’s position and ensures its readiness to reopen its economy before other countries.
HSBC also continues to forecast that Vietnam still has positive growth in 2020, contributing to ensure an attractive position for companies seeking to enter the domestic and regional consumer market. “And now, this new agreement will give Vietnam the privilege of reaching 450 million consumers in the European Union,” the HSBC experts acknowledged.
Credit: VnExpress
Tiếng Việt
Tác giả: Viễn Thông
EVFTA có thể đóng góp trung bình 0,1% vào tăng trưởng thực của GDP mỗi năm, nhưng để hưởng lợi nhiều hơn, Việt Nam cần nâng cấp chuỗi cung ứng.
Hôm nay 8/6, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại châu Âu – Việt Nam (EVFTA). Điều này được HSBC Việt Nam cho rằng đã mở ra một chương mới trong mối quan hệ đối tác sâu rộng giữa nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á và khối thương mại lớn nhất toàn cầu.
Thị trường EU, với GDP trị giá 15.000 tỷ USD, là nơi xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. HSBC Việt Nam dự đoán, vị trí này sẽ được cải thiện một khi EVFTA có hiệu lực và khởi động quá trình loại bỏ 99% thuế quan lên hàng hóa.
Theo tính toán của HSBC, lợi ích mà EVFTA mang lại đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là rất lớn. Các chuyên gia ngân hàng này kỳ vọng, hiệp định có thể đóng góp trung bình 0,1% vào tăng trưởng thực của GDP mỗi năm (dao động từ 0-0,3%) chỉ nhờ vào các tác động thương mại tích cực. “Chúng tôi cho rằng dệt may và da giày sẽ là lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất do thuế áp lên khu vực này đang ở mức cao nhất”, nhóm chuyên gia dự báo.
Năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 9 tỷ USD hàng dệt may và da giày sang EU với thuế suất bình quân gia quyền là 9%. Tuy nhiên, hiệp định lại sớm hiệu lực trong thời điểm chuỗi cung ứng toàn cầu đang chịu sức ép chưa từng có từ việc gia tăng căng thẳng thương mại xuyên Thái Bình Dương và tác động của Covid-19, khiến khả năng hưởng lợi có thể ảnh hưởng.
Tuy nhiên, về mặt tổng thể, các chuyên gia cho rằng EVFTA thực thi lúc kinh tế khó khăn lại càng giá trị. “Hiện nay, trong bối cảnh các cuộc chiến thương mại và đại dịch toàn cầu phá vỡ các hoạt động kinh doanh thông thường ở quy mô chưa từng có, việc thực thi Hiệp định EVFTA trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”, ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham nói.
Đồng thời, ông Nicolas Audier cũng cho rằng, EVFTA sẽ mở ra một kỷ nguyên mới với thương mại và đầu tư gia tăng, bắt đầu quá trình loại bỏ gần 99% các dòng thuế và rào cản thương mại trong vòng mười năm tới. Hiệp định này cũng sẽ mở ra thị trường mới cho đầu tư và đổi mới của châu Âu, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Trước đó, vào cuối tháng 2/2020, khi Covid-19 đang ở cao điểm và nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi gián đoạn chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, đại dịch là thời điểm nghĩ thêm đa dạng hóa thị trường. Trong đó, châu Âu, với EVFTA là đáng cân nhắc.
EVFTA một mặt tạo ra cơ hội mới, bảo vệ các nhà xuất khẩu Việt Nam nhưng để tận dụng hết cơ hội thì theo HSBC cần cải tổ và thiết kế lại chuỗi cung ứng. Lấy ví dụ về lĩnh vực kỳ vọng hưởng lợi nhất là dệt may, HSBC cho rằng, hiện sản phẩm của nhiều doanh nghiệp ĩnh vực này chưa đạt đủ tỷ lệ nguyên liệu đầu vào trong nước đáp ứng quy định của EU về xuất xứ hàng hóa.
“Chính phủ và doanh nghiệp cần chung tay hợp tác để mở rộng ngành dệt may nội địa, bao gồm sản xuất các nguyên liệu đầu vào thay vì nhập khẩu từ những nước khác, nếu chúng ta muốn tận dụng hết lợi thế từ hiệp định”, nhóm chuyên gia HSBC khuyến nghị.
Ngoài ra, để doanh nghiệp có thể hiện thực hóa tiềm năng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Chính phủ cần hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu; chỉ dẫn các doanh nghiệp về khung pháp lý mới, những cam kết của Việt Nam trong EVFTA, như các cam kết về môi trường, bảo vệ sở hữu trí tuệ và xuất xứ…
Hiện nay, Việt Nam đang có một số thuận lợi, bao gồm việc được xem là một trong các phương án dự phòng khi các công ty đa quốc gia buộc phải thay đổi chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại. Sự kiểm soát hiệu quả đối với đại dịch cũng nâng cao vị thế của Việt Nam và đảm bảo việc sẵn sàng mở cửa kinh tế trở lại trước những quốc gia khác.
HSBC cũng tiếp tục dự báo Việt Nam vẫn có tăng trưởng dương trong năm 2020, góp phần đảm bảo vị thế hấp dẫn đối với các công ty đang muốn tiến vào thị trường tiêu dùng trong nước và khu vực. “Và giờ đây, hiệp định mới này sẽ giúp Việt Nam có được đặc quyền tiếp cận 450 triệu người tiêu dùng trong khối Liên minh châu Âu”, các chuyên gia của HSBC nhìn nhận.
Nguồn: VNExpress